Tin tức & hoạt động

Hoạt động cộng đồng

Đăng bởi | 07:18 | 01/06/2011

Sản xuất điện từ bã mía: Nguồn năng lượng tái tạo tiềm năng

Vừa qua, UBND tỉnh Thanh Hóa vừa cấp chứng nhận đầu tư dự án “Năng lượng tái tạo” cho Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn để sản xuất điện từ bã mía với tổng đầu tư hơn 260 tỷ đồng.

Bã mía là năng lượng tái tạo tiềm năng (Ảnh: Báo Công Thương)

Công nghệ hiện đại, hiệu quả

Theo đó, Công ty Mía đường Lam Sơn sẽ đầu tư xây dựng một nhà máy sản xuất điện năng từ bã mía với tổng công suất 12,5 MW. Nhà máy hoạt động trên cơ sở tận dụng nguồn bã mía để sản xuất điện, hòa lên lưới điện quốc gia và chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội bộ.

Theo Hiệp hội Mía Đường Việt Nam, bên cạnh Công ty Mía đường Lam Sơn, hiện nay có nhiều nhà máy đầu tư công nghệ sản xuất điện bằng bã mía để phục vụ sản xuất nội bộ. Điện sản xuất từ bã mía là nguồn năng lượng tái tạo nhiều tiềm năng. Với công nghệ hiện đại, từ mỗi tấn mía cây có thể sản xuất được 100 kWh điện, dự báo đến năm 2020 cả nước sẽ sản xuất khoảng 24 triệu tấn mía – tương đương 2400 MW, nếu phát huy thế mạnh tiềm năng này, ngành mía đường có thể đảm nhận khoảng 10% sản lượng điện quốc gia. Hiện tại, ngành mía đường có 40 nhà máy, nếu có chính sách hợp lý thì các nhà máy đều đầu tư sản xuất điện từ bã mía, khi đó tổng công suất điện từ các nhà máy này sẽ bằng khoảng 50% công suất của nhà máy điện nguyên tử…. đáp ứng đáng kể cho nhu cầu điện, giảm áp lực cho các nhà máy thủy điện đang thiếu nước.

Ông Phạm Hồng Dương, Giám đốc Nhà máy Đường Bourbon cho biết, sản xuất điện từ bã mía là công nghệ hiện đại và hiệu quả, an toàn, tiết kiệm được tài nguyên năng lượng hóa thạch. Năng lượng điện phát ra từ nguồn nhiên liệu bã mía có ưu điểm là không gây hiệu ứng nhà kính do sử dụng lò hơi công nghệ hiện đại; không ảnh hưởng đến môi trường do không sử dụng nhiên liệu hóa thạch, không phải ngăn dòng chảy sông ngòi gây mất cân bằng sinh thái. Đồng thời, không cạn kiệt như dầu mỏ hay nguy hiểm như điện hạt nhân. Bên cạnh đó, quy trình sản xuất điện từ bã mía không nhiều phức tạp. Sau khi ép mía để lấy đường, lượng bã mía còn lại được đưa vào trong lò hơi để đốt sinh hơi, sau đó áp lực hơi được đưa vào lò hơi làm quay tuabin phát điện.

Các chuyên gia cho rằng, khi các nhà máy điện giải quyết được tất cả lượng bã mía tồn đọng thông qua sản xuất điện và phát được điện lên lưới, ngoài việc giải quyết được vấn đề môi trường còn giúp doanh nghiệp có điều kiện mua mía của nông dân với giá tốt hơn. Đó không chỉ là lợi ích cho doanh nghiệp, cho người nông dân mà là lợi ích chung cho quốc gia.

Cần sớm có chính sách hỗ trợ

Theo Hiệp hội Mía đường, các nhà máy đường muốn tự chủ một phần nguồn điện năng phục vụ sản xuất nhưng đang ấp phải khó khăn về vốn do suất đầu tư trang thiết bị máy móc ban đầu rất lớn, thiết bị đầu tư tốn kém nhất là lò hơi và tuabin phát điện. Hiện công nghệ phát điện từ bã mía chủ yếu vẫn nhập khẩu từ châu Âu như Đức, Thuỵ Sỹ… Chính vì vậy, dù đã có nhiều nhà máy đầu tư công nghệ vào lĩnh vực này và có tới 5 nhà máy phát điện lên lưới, tuy nhiên do giá bán điện rất thấp, có những nhà máy phát bị lỗ nên không dám đầu tư tiếp.

Theo ông Nguyễn Văn Lộc, Tổng giám đốc Công ty CP Đường Biên Hòa, hiện nay, chính sách phát triển nguồn năng lượng này vẫn chưa đủ hành lang pháp lý khuyến khích năng lượng tái tạo và giá mua điện từ bã mía còn quá thấp so với mặt bằng chung khu vực. Theo tính toán, điện sản xuất từ bã mía phải có giá bán từ 5-6 cent/kWh mới có thể đảm bảo cho các nhà máy điện hoàn vốn để tái đầu tư. Bên cạnh đó, hiện nay, điện làm từ bã mía chưa được coi là năng lượng tái tạo, điện phát ra chỉ được mua với mức 4 cent/kWh khiến việc sản xuất điện không có lãi…Chính vì thế, các nhà máy đường chỉ mới đầu tư thiết bị rẻ tiền, công nghệ lạc hậu để sản xuất điện, hiệu quả sử dụng bã mía chưa cao...

Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho biết: đơn vị đã  kiến nghị với các cơ quan chức năng có chính sách hỗ trợ với loại năng lượng này, coi đây là năng lượng tái tạo và cho phép phát vào hệ thống điện lưới quốc gia, trợ giá để đạt mức giá ổn định đảm bảo hiệu quả trong quá trình đầu tư, nhất là đối với các công nghệ hiện đại.

Để phát huy được thế mạnh nguồn năng lượng tái tạo này, vừa qua, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã ban hành công văn 2553/VPCP – KTN giao Bộ Công Thương đưa nguồn điện phát từ bã mía của các nhà máy đường vào Chiến lược Quy hoạch phát triển nguồn năng lượng mới và tái tạo Việt Nam, trình Thủ tướng xem xét phê duyệt.

Theo: Báo Công Thương

TIN LIÊN QUAN

(13:40 - 18/01/2023)

Chi hội Bảo trợ NKT, NNCĐDC/Dioxin & BNN Công ty Điện lực Đồng Tháp tặng 300 thẻ bảo hiểm y tế cho hộ cận nghèo

Sáng ngày 12/01, Hội Bảo trợ NKT, NNCĐDC/Dioxin & BNN tỉnh Đồng Tháp...

(16:08 - 04/03/2022)

Ra quân Tháng Thanh niên và hưởng ứng chương trình Tháng Ba biên giới năm 2022

Ngày 3/3, tại TP Hồng Ngự, Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh đoàn, Hội Liên hiệp Thanh...

(10:18 - 28/01/2022)

Tặng quà tết cho học sinh nghèo nhân dịp Xuân Nhâm Dần 2022

Ngày 26/01, Điện lực Cao Lãnh đã phối hợp với Phòng Giáo dục...

(10:14 - 28/01/2022)

QUÀ XUÂN CHO EM

Vậy là một năm nữa lại sắp đi qua và Tết cũng đang đến gần. Tết đến cho nụ đào...

(23:16 - 27/01/2022)

Tặng quà cho trẻ em mồ côi và người già neo đơn

Nhân dịp Xuân Nhâm Dần năm 2022, nhằm thể hiện tinh thần tương thân, tương...

(10:01 - 27/01/2022)

Sở Giáo dục và Đào tạo tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Tam Nông

Nhân dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, ngày 25/01/2022, tại trường...

(09:49 - 27/01/2022)

Trao tặng 240 suất quà từ chương trình “Xuân cho em”

Ngày 25/1, ông Huỳnh Thanh Hùng - Phó Giám đốc Sở Giáo dục...

(10:10 - 12/01/2022)

Bàn giao nhà tình nghĩa cho các gia đình chính sách ở Đồng Tháp

Lãnh đạo Công ty Điện lực Đồng Tháp bàn giao nhà và...

(09:32 - 27/12/2021)

Đoàn Thanh niên PC Đồng Tháp Hiến máu cứu người – Chung ta đẩy lùi Covid1-19

“Còn nhiệt tình, còn tin yêu còn đôi môi ta...

(17:00 - 23/12/2021)

EVN SPC TRAO NHÀ TÌNH NGHĨA VÀ MÁY TÍNH BẢNG CHO HỌC SINH CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP

Ngày 20/12, được sự ủy quyền của Tổng công ty Điện lực miền...